Chia sẻ 21 thủ thuật hay trong Autocad để giúp bạn vẽ Cad nhanh hơn

Bạn đang sử dụng Autocad hằng ngày? Nếu như vậy theo thời gian bạn chắc chắn sẽ thành thạo autocad. Tuy nhiên, có nhiều thủ thuật mà nếu bạn tìm hiểu ứng dụng cho công việc vẽ cad thì sẽ nhanh hơn, giúp tiết kiệm thời gian.
 
Một số thủ thuật trong AutoCad. Các thủ thuật này nói chung cỏ thể sử dụng trên mọi phiên bản AutoCad.
 
Filethietke.vn, Autocad , thủ thuật hay trong Autocad
 
1.CHỌN ĐỐI TƯỢNG
 
Bạn đang cần chọn một đối tượng nằm ở phía dưới một đối tượng khác, có một cách rất đơn giản. khi chọn bạn nhấn thêm ctr, pick 1 lần nếu trúng rồi thì thôi, nếu chưa trúng thì pick thêm lần nữa nó sẽ chọn xoay vòng các đối tượng nằm tại 1 vị trí cho đến lúc đối tượng bạn chọn là thì bạn nhấn phím space (enter hoặc chuột phải).
Bạn đang bật một lúc nhiều lựa chọn osnap, vì thế khi bạn di chuột đến gần đối tượng, thay vào bắt theo cách bạn mong muốn, AutoCAD lại chọn kiểu snap không đúng? bạn chỉ cần nhấn phím tab chức năng osnap sẽ thay đổi xoay vòng cho đến kiểu bạn muốn thì thôi.
 
2.DÙNG LỆNH FILLET
 
Một số người khi dùng lệnh fillet, chủ yếu dùng để vát hai đối tượng vào nhau (radius=0). Nên khi đang fillet với một bán kính khác, họ muốn biến radius về 0 thì lại dùng tham số R rồi gõ vào 0. Khi muốn quay trở lại bán kính đang làm thì lại làm lại.
Để khắc phục điều này, AutoCAD cho bạn chức năng giữ SHIFT, lệnh fillet sẽ mặc định radius=0, nhả ra thì bán kính fillet lại trở thành bình thường.
 
3.BẮT TRUNG ĐIỂM
 
Bạn muốn chỉ định một điểm là trung điểm của 2 điểm khác mà không có đối tượng nào để bắt midpoint ? bạn chỉ cần nhập vào mtp hoặc m2p (middle between 2 point), ACAD sẽ hỏi bạn 2 điểm đầu mút, thế là bạn đã có điểm ở giữa.
 
4.HATCH
 
Để mảng hatch, pline có width dày không che mất các thông tin hatch, dim. Hãy sử dụng lệnh TEXTTOFRONT, lệnh này đưa toàn bộ text hoặc dim lên trước các đối tượng khác. Lệnh này bắt đầu có từ CAD2005.
 
5.TẠO BLOCK
 
Nếu bạn muốn tạo một anonymous block (là block không có tên) trong bản vẽ bạn chỉ cần copy các đối tượng mà bạn muốn tạo block bằng cách dùng tổ hợp phím Ctr+C, sau đó dùng lệnh PasteBlock.
Với block tạo bằng phương pháp này, bạn không cần phải quản lý block (thật ra là không quản lý được). Khi bạn xóa đối tượng này, ACAD tự động Purge các anonymous block ra khỏi block table sau mỗi lần mở file.
 
6.TĂNG TỐC ĐỘ ZOOM
 
Mặc định, tốc độ zoom trong AutoCAD là khá thấp, trong khi bà con nhà ta zoom nhiều hơn vẽ. Mà zoom chậm thì khó chịu. Cho nên dùng lệnh sau đây để tăng tốc tối đa (lệnh này không liên quan đến tăng tốc đồ họa của phần cứng nhỉ )
 
ZOOMFACTOR = 100
(100 là maximum rồi )
 
Từ AutoCAD 2006 đến 2008 có thêm hiệu ứng, các bạn sẽ biết mình đang zoom từ đâu …. nhưng nếu không có tăng tốc đồ họa, zoom không mượt hiệu ứng này sẽ gây cảm giác khó chịu. Vì vậy tốt hơn hết là tắt đi trở lại AutoCAD cũ. Các bạn dùng lệnh sau:
 
VTOPTIONS
 
Tắt bỏ hết 2 dòng option ở trên và ok là xong.
 
Chỉ số trên và chỉ số dưới
 
Muốn đánh Text trong Autocad mà có mũ trên hoặc dưới thì dùng lệnh gì?
 
Ví dụ H2SO4
 
Lệnh MTEXT.
 
Bạn muốn dùng để viết chữ trên đầu, bạn cho ký tự mũ (^) vào cuối.
 
Bạn muốn dùng để viết chữ dưới chân, bạn cho ký tự mũ (^) vào đầu đoạn.
 
Sau đó tô xanh đoạn mà bạn muốn viết kèm cả ký tự mũ, rồi nhấn vào phím a/b trên thanh công cụ mtext
 
7. ĐO GÓC LỚN HƠN 180 ĐỘ?
 
Vẫn dùng lệnh DIMANGULAR như bình thường, chỉ hơi khác một chút là các bạn đừng chọn góc giữa 2 line mà bạn chọn chức năng đo góc của Arc hay góc giữa 3 điểm là được.
 
Ví dụ:
Command: dimangular (enter)
Select arc, circle, line, or
: (enter - đồng nghĩa với chọn mục specify vertex tức là chỉ định 3 đỉnh)
Specify angle vertex: (pick vào điểm 1 - điểm gốc)
Specify first angle endpoint: (chọn vào điểm 2 - nằm trên một cạnh của góc)
Specify second angle endpoint: (chọn vào điểm 3 - nằm trên cạnh còn lại của góc)
Specify dimension arc line location or [Mtext/Text/Angle]: (chọn vào điểm 4 - điểm mà đường dim sẽ đi qua)
Dimension text = 231 (ví dụ thế)
Nối các line, arc, lwpolyline không chạm nhau, bằng tính năng mới của lệnh pline
Khi bạn muốn nối các line, arc, polyline thành 1 nhưng chúng lại không chạm nhau? Bạn dùng tham số Mutiple ngay sau khi sử dụng lệnh pline, sau đó sử dụng chức năng join:
Command: pe
PEDIT Select polyline or [Multiple]: m
Select objects: Specify opposite corner: 11 found
Select objects:
Enter an option [Close/Open/Join/Width/Fit/Spline/Decurve/Ltype gen/Undo]: j
Join Type = Extend
Enter fuzz distance or [Jointype] <8.0270>: 5.0
10 segments added to polyline
Enter an option [Close/Open/Join/Width/Fit/Spline/Decurve/Ltype gen/Undo]:
 
8.HIỂN THỊ CỬA SỔ COMMAND
 
- CTRL + 9
 
9. CHUYỂN ĐỔI CỬA SỔ LÀM VIỆC NHIỀU FILE CAD
 
Chuyển đổi cửa sổ giữa các file cad đang được bật lên, giúp cho việc chuyển đổi qua lại giữa các file mà có thể bạn muốn tham khảo:
 
- Dùng phím Ctrl+Tab
 
10. CHỌN NHẦM ĐỐI TƯỢNG
 
Khi chọn một đối tượng mà ta muốn hủy chọn đối tượng đó thôi mà các đối tượng khác vẫn được chọn không phải chọn lại từ đầu: (rất có ích khi lựa chọn đối tượng mà không mất công chọn lại từ đầu)
-Chỉ lại vào đối tượng đó và đồng thời giữ phím Shift
 
Khi muốn đối tượng khác cũng được gán thuộc tính như một đối tượng khác: rất có ích khi chỉnh sửa đối tượng trong bản vẽ.
 
Dùng lệnh Matchdrop : lệnh tắt ma hoặc mj
 
Khi muốn chọn lại đối tượng mà trước đó ta đã di chuyển :
 
Sau khi đã di chuyển một đối tượng đến vị trí mới, mà đối tượng đó không phải là một block thì việc muốn chọn lại đối tượng đó để di chuyển đến vị trí mới ngay sau đó là điều mà làm chúng ta mất công nếu chọn thủ công từng đối tượng, rất may là trong trường hợp đó chúng ta có thể tiến hành chọn như sau: ta lại đánh lệnh move tiếp và khi select object thì ta đánh thông số p lập tức đối tượng vừa được di chuyển trước đó sẽ được chọn lại ngay lập tức.
 
11.LÀM TƯƠI BẢN VẼ BẰNG LỆNH REGEN
 
Dùng để cập nhật các thiết lập về đường nét hoặc hiển thị, chẳng hạn khi ta đã đặt display resolution là 2000 thay cho 100 trước đó, đường tròn và các nét cong sẽ mượt mà hơn nhưng nhìn trên bản vẽ mà ta vẫn thấy không có thay đổi gì thì ta dùng lệnh Regen, sau lệnh này ta sẽ thấy những thay đổi hiện rõ ràng.
 
12. CHẠY LIPS CAD
 
Đánh lệnh : ap
Chọn file để load , các file đó là lsp, dvb, arx, vlx, dbx, fas
Chú ý: riêng với file : mở file lsp thấy trong dòng lệnh nào có chữ defun c: thì chữ sau defun c: chính là lệnh tắt sử dụng của ứng dụng.
 
Cách 2: Tools\Auto Lisp\ load applications. Sau đó tìm đến file auto lisp để load.
 
Sau đây là cách để load lisp vào sử dụng (tớ dùng ký hiệu (-) thay cho việc bạn gõ phím enter 1 lần)
Bạn gõ AP (-), nó sẽ hiện lên 1 cái bảng, tìm đường dẫn tới 2 file lisp ở trên, tick vào load là có thể sử dụng được 
Để không phải load lại lisp mỗi lần khởi động cad thì tick vào contents (có icon là hình cái cặp), nó sẽ xổ ra 1 cái bảng, tick vào add rùi tìm đường dẫn tới các file lisp là ok.
 
13. SỬA PHÍM TẮT
 
Chỉnh sửa lệnh tắt trong autocad trực tiếp từ file acad.pgp:
 
Tool\customize\ editprogram parameter (acad.pgp), vào đấy để tiến hành chỉnh các lệnh tắt hợp với thói quen sử dụng của mình và để thuận tiện hơn khi vẽ.
 
Sau khi thay sửa đổi lệnh trong okàfile acad.pgp thì tại dòng lệnh command ta phải đánh reinit và chọn pgp file  thì chương trình sẽ có tác dụng ngay mà không cần phải khởi động lại nữa.
 
Command alias editor. Có thể dùng cách chỉnh sửa khác: express vào đấy để tiến hành chỉnh sửa lệnh, ta có thể add vào cũng được mà không thay đổi lệnh tắt gốc của nó.
 
14. CÀI ĐẶT MENU LỆNH
 
Cách cài đặt một menu lệnh trên thanh Menubar:
Ví dụ: Hướng dẫn cài đặt  "FASTCAD"
 
1. Chép toàn bộ thư mục "FASTCAD" vào địa chỉ của máy.
- Mở file  FASTCAD\hamtutao.lsp, chép toàn bộ nội dung. (ctr+A, ctr+C)
- Mở file SUPPORT\acad*doc.lsp. con trỏ xuống gần cuối file:
"(princ) "
- Chép nội dung file "hamtutao.lsp" vào vị trí này. (ctr+V)
Nội dung vừa chép vào phải ở trên dòng "(princ) "
- Lưu file SUPPORT\acad*doc.lsp lai. Dong tat ca cac file lai.
 
2. Chạy chương trình  ACAD.
 
3. Chọn mục: TOOLS\OPTIONS\FILES\SUPPORT FILE SEARCH PATH.
- Chọn nút "ADD"- Chon nut "BROWSE"- Sau đó đi đến thư mục "FASTCAD".
- Chọn nút "OK", "APPLY"
 
4. Tại COMMAND go : "menuload"
- Chọn file "fastcad.mnu". Nhấn nút "OPEN" - và "LOAD", "OK".
 
15. VẼ NHIỀU TỈ LỆ TRONG MỘT BẢN VẼ
 
-Bạn muốn vẽ nhiều tỉ lệ trong một bản vẽ thì có thể tạo nhiều kiểu tỉ lệ trong cad, gõ D rồi enter, khung Dimension style manager hiện ra, bạn click vào chữ New, sau đó thiết lập các thông số, làm tương tự như thế để tạo kiểu kích thước có tỉ lệ khác, khi muốn dùng cái nào thì click chọn cái đó rồi click vào Current -> Close...
 
Bạn tạo một kiểu style kích thước riêng cho nó, modify và chỉnh lại số liệu tại ô scale factor ,ví dụ bạn scale tỉ lệ 1/5 (0,2) ,thì ban phải điền vào ô scale factor là 5 thay vì 1 như mặc định
 
Lưu ý khi định nghĩa kiểu kích thước (Dimstyle) cho bản vẽ:
 
-Dùng lệnh command: d
 
-Trước hết định nghĩa kiểu kích thước tỉ lệ 1:1 trước, chẳng hạn có thể thiết lập đó là scale factor là 1.00 (ý nghĩa rằng một kích thước trên bản vẽ bằng 1 kích thước thực tế).
 
-Khi đó chọn thiết lập dímstyle cho các bản vẽ có tỉ lệ 1:2 thì hệ số scale factor sẽ là 2 (ý nghĩa rằng một kích thước trên bản vẽ bằng 0,5 kích thước thực tế, do đó để khi vẽ là 1 nhưng muốn kích thước hiển thị đúng với kích thước vật thật thì trên bản vẽ đó con số ghi phải là kích thước trên bản vẽ nhân với 2, vì vậy đặt hệ số nhân là 2). Bản vẽ tỉ lệ 1/10 sẽ có dimstyle với hệ số scale factor là 10. Nếu cứ căn cứ vào ý nghía như vậy thì ta dễ dàng thiết lập được thông số scale factor cho các bản vẽ tương tụ như vậy với các dimstyle của các bản vẽ có tỉ lệ khác.
 
Ví dụ: Tỉ lệ 1:1 scale factor là 1.0, cỡ chữ là 2.5
 
Tỉ lệ 1:2 scale factor là 2, cỡ chữ là 2.5
Tỉ lệ 1:10 scale factor là 10, cỡ chữ là 2.5
Tỉ lệ 1:20 scale factor là 20, cỡ chữ là 2.5
Tỉ lệ 1:50 scale factor là 50, cỡ chữ là 2.5
Tỉ lệ 1:100 scale factor là 100, cỡ chữ là 2.5
Tỉ lệ 1:400 scale factor là 400, cỡ chữ là 2.5
 
Có thể đặt tỉ lệ theo cách định nghĩa khác:
 
Ví dụ: Tỉ lệ 1:1 scale factor là 100, cỡ chữ là 250
 
Tỉ lệ 1:2 scale factor là 50, cỡ chữ là 250
Tỉ lệ 1:10 scale factor là 0.10, cỡ chữ là 2.5
Tỉ lệ 1:20 scale factor là 0.20, cỡ chữ là 2.5
Tỉ lệ 1:50 scale factor là 0.50, cỡ chữ là 2.5
Tỉ lệ 1:100 scale factor là 100, cỡ chữ là 2.5
Tỉ lệ 1:400 scale factor là 400, cỡ chữ là 2.5
 
16. DIM NỐI TIẾP 
 
Khi cần Dim các đường kích thước liên tục với các đường kích thước khác:
 
Dùng lệnh : Dimcontinue (dco)
 
Chọn một đường kích thước có sẵn mà bạn định nối tiếp vào đó, như vậy bạn phải có ít nhất một đường kích thước sẵn có.
 
17.LỰACHỌN VÀ CHỈNH SỬA NHIỀU ĐỐI TƯỢNG CÙNG LÚC
 
Lệnh Quick Select:
 
a. Công dụng: Tìm nhanh và lựa chọn những đối tượng mà bạn muốn (Lệnh này rất nhiều công dụng khó liệt kê hết được, nói chung anh em thử cái sẽ biết ngay... Theo cá nhân BKMetalx mà nói thì đây là một lệnh cực kì hay đấy).
 
b. Command : Trên toolbar => Tools => Quick Select (hoạc nhấn Alt => T => K) > xuất hiện hộp thoại Quick Select như sau:
 
=> Cũng như lệnh Find trước tiên là "lựa chọn vùng đối tượng" mà ta cần tìm, bằng cách bấm vào "phím vuông nhỏ" bên phải > lựa chọn vùng miền cần tìm đối tượng > nhấn chuột phải để quay lại hộp thoạt Quick Select
=> Tiếp đến, tại ô Object type ta chọn kiểu đối tượng mà cần tìm (ở đây mình chọn đối tượng là Multiple; các bạn cũng có thể tìm với Mtext ; Line ....
=> Tại ô Properties bạn chọn một trong những lựa chọn đưa ra (ví dụ: chọn mầu đối tượng cần tìm, chọn layer cần tìm, chọn chiều dày...v..v)
Mình chọn Color > để chọn tất cả các đối tượng có Color (mầu sắc) mà mình muốn chọn...
=> Giữ nguyên lựa chọn =Equals
=> Tại ô Value > bạn có thể chọn mầu sắc cho đối tượng cần tìm
=> Bấm OK vậy là ta đã chọn nhanh các đối tượng mà mình muốn(các giá trị khác giữ nguyên, các bạn có thể tìm hiểu thêm những cái đó)
=> sau khi đã lựa chọn tất cả các đối tượng có mầu sắc như vậy bạn sẽ làm gì?... Bấm CTRL + 1 => để vào Properties => tha hồ chỉnh sửa đối tượng theo ý bạn nhé....
 
* Một số công dụng của Quick Select:
 
Bạn có thể dung Quick Select để thay đổi một layer mà bạn muốn trong muôn vàn layer trong bản vẽ => rất nhanh phải không?
Bạn có thể đổi tất cả mầu sắc một đối tượng trong rất nhiều mầu sắc => rất tiện phải không?
Bạn có thể tìm tất cả các Mtext có đọ cao Heigh = 100 để đổi thành 200 => rất thú vị phải không?
 
18. LỆNH FILTER
 
Đây là một lệnh rất hay, nó bổ trợ rất nhiều cho chúng ta trong quá trình chỉnh sửa bản vẽ. Nó giúp chúng ta lọc các đối tượng cần chọn một cách nhanh nhất.
 
Ứng dụng: Đây là một lệnh dùng bổ trợ cho các lệnh khác. Ví dụ bạn muốn xóa tất cả các đường kích thước chẳng hạn, quy trình làm như sau:
Command: Gõ E
Select Objects: Gõ ‘fi
 
19. TÁI TẠO ĐƯỜNG BAO HATCH
 
Trong một số trường hợp bạn vô tình xóa đường bao hatch đi, khiến cho việc chọn điểm trở nên khó khăn và thiếu chính xác. Để tái tạo lại đường bao hatch bạn làm như sau:
 
Chọn vùng hatch, nhấn chuột phải
Tìm và chọn dòng Generate Boundary
Kiểm tra đường bao hatch đã xuất hiện chưa nhé!
 
20. CHIA NHỎ VÙNG HATCH
 
Một vùng hatch được tạo nên từ nhiều đa giác kín riêng biệt thường gây khó khăn trong việc cắt xén hay xóa chúng.
 
Ví dụ: chúng ta có 3 hình vuông được hatch chung một vùng. Làm thế nào để chia nhỏ vùng hatch đó thành 3 vùng khác nhau ứng với 3 hình vuông nói trên. Bạn thực hiện theo các bước bên dưới nhé:
 
Chọn vùng hatch, click chuột phải chọn Hatch Edit
 
Khi hộp thoại Hatch Edit hiện lên, tìm đến mục Options. Tích chọn vào dòng Separate hatches
 
OK. Thoát hộp thoại và kiểm tra kết quả.
 
21.  CỐ ĐỊNH TRỤC TỌA ĐỘ
 
Để trục tọa độ đứng im góc màn hình
Lệnh UCSICON - chọn Noorigin -> UCSICON- Chọn OFF luôn.
 
Lời kết:
 
Trên đây là 21 thủ thuật mà theo mình là khá hay và nâng cao khi sử dụng phần mềm Autocad để thiết kế. Nếu bạn thành thạo sẽ giúp bạn tăng tốc độ hoàn thành bản vẽ và công việc hiệu quả hơn, Chúc bạn thành công!
 
 
 

TOP BÀI VIẾT

 HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN