Quy luật cơ bản trong thiết kế nội thất và kiến trúc

Để có một bản thiết kế đẹp và hài hoà, bạn cần chú ý vào các quy luật cơ bản trong thiết kế nội thất và thiết kế kiến trúc nhà ở bao gồm: Cân bằng (Balance), Nhịp điệu (Rhythm), Nhấn mạnh (Emphasis), Hài hòa (Harmony), Tương xứng và tỷ lệ (Proportion and Scale). Những quy luật căn bản mang tính nguyên tắc trong thiết kế nội thất, trang trí nội thất nhà ở là kiến thức người thiết kế cần nắm vững đó là nguyên lý thiết kế nhà ở. Việc áp dụng quy luật là hết sức cần thiết để có không gian khoa học, có tính thẩm mỹ và đảm bảo công năng sử dụng. Cùng Furnist tham khảo kiến thức quan trọng này để hiểu thêm về cách tạo nên một bản vẽ thiết kế nội thất hoàn chỉnh nhất.
 
Quy luật về sự cân bằng (Balance) trong thiết kế nội thất
 
Quy luật cân bằng được thể hiện ở tất cả các yếu tố sắp xếp trong một bố cục không gian. Đó là sự đối xứng, cân đối của các yếu tố cấu tạo không gian nội thất từ cân bằng trong chiều cao, chiều rộng không gian, màu sắc, ánh sáng… Quy luật cân bằng trong thiết kế nội thất có thể là ở bố cục đồ nội thất, trang trí nghệ thuật trong không gian. Sự cân bằng này đặc biệt quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến thẩm mỹ mắt nhìn, nếu mất đi sự đối xứng không gian sẽ dễ lệch lạc, khó bài trí. Cân bằng trong thiết kế nội thất có hai loại chính đó là cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng. 
 
Cân bằng đối xứng là một một kiểu thiết kế truyền thống, theo đó khi bạn lấy một đường thẳng làm tâm thì một nửa còn lại sẽ được phản chiếu một cách tương tự, bạn sẽ dễ dàng hình dung ra nửa còn lại. Quy luật cân bằng bất đối xứng sử dụng các đối tượng khác nhau nhưng có kích thước, hình ảnh tương tự nhau. Đó là khi 1 bên căn phòng hoặc kiến trúc khác đồ nội thất nhưng lại có kích thước hay sự chiếm chỗ không gian tương đương nhau tạo cho không gian sự cân bằng. Điều này tạo điểm nhấn mới lạ, cuốn hút cho không gian.
 
Filethietke.vn, thiết kế nội thất và kiến trúc, quy luật cơ bản
 
Quy luật về nhịp điệu (Rhythm)
 
Chính là sự lặp đi lặp lại các hình ảnh, tạo thành một dòng chảy êm đềm liên tục của tầm nhìn trong một không gian. Nhịp điệu có thể là màu sắc, hình dạng, bố cục cho đến một dòng theo một hướng xuyên suốt. Nhịp điệu như là một đường dẫn mà do đó ta có thể đọc được các phần quan trọng của ý đồ thiết kế, nó là một mẫu thức của nghệ thuật.
 
Luật nhịp điệu thể hiện ở màu sắc các nội thất từ sofa phòng khách đến bàn, ghế ăn, sơn tường  đều cùng tone xám. Nhịp điệu có thể tạo nên bằng 3 cách đó là: sự lặp lại, dùng chuỗi và dùng sự liên tục. Người thiết kế nội thất thường có thể sử dụng tất cả các hình thức của nhịp điệu trong một bố cục, áp dụng luật nhịp điệu có thể sáng tạo ra một không gian nội thất đẹp tuyệt vời.
 
Nhịp điệu lặp lại các đối tượng: Các đối tượng lặp lại tạo ra nhịp điệu, có thể lặp lại về màu sắc hoặc các đồ nội thất. Nhịp điệu từ chuỗi các đối tượng: Chuỗi ở đây được coi như thay đổi về hình dáng từ lớn sang nhỏ hoặc ngược lại.Nhịp điệu từ sự liên tục: là cách hướng mắt, dẫn dắt ánh nhìn liên tục từ điểm này sang điểm khác. Nhịp điệu tạo ra bằng cách chuyển đổi ổn định thường bằng một đường ổn định, trong thiết kế kiến trúc ví dụ như vòm, gờ phào trong phòng, kệ sách,…
 
Quy luật về sự nhấn mạnh (Emphasis)
 
Đây là hiệu ứng tác động đến thị giác của người xem, tạo nên sự thu hút và giữ sự tập trung cho không gian nội thất. Điểm nhấn không nhất thiết là một sản phẩm có kích thước to, quan trọng là sự nổi bật để tạo sức hút cho thị giác. Khi lướt nhìn toàn bộn không gian người ta thường dừng lại ở một điểm thì điểm đó chính là điểm nhấn.
 
Mỗi không gian nên có một hoặc một vài điểm nhấn, lưu ý không nên nhồi nhét quá nhiều điểm nhấn trong cùng một thiết kế. Khi có quá nhiều điểm nhấn xuất hiện đồng nghĩa với việc thực sự chẳng có chi tiết nào gọi là điểm nhấn. Hãy chọn lựa thật kỹ điểm nhấn để tạo nên ấn tượng cho không gian. Một số loại tương phản phổ biến là: màu sắc (nóng & lạnh), đường nét (thẳng & cong, ngang & dọc), hình dáng (lớn & nhỏ, tròn & vuông…), chất liệu (mịn & cứng…) khoảng trống (rộng & hẹp), nhịp điệu (nhanh & chậm)…
 
Filethietke.vn, thiết kế nội thất và kiến trúc, quy luật cơ bản
 
Quy luật về sự hài hòa (Harmony) trong thiết kế nội thất
 
Quy luật hài hoà là sự tập hợp của nhiều yếu tố: màu sắc, vật liệu, kiểu dáng, bài trí,…Các yếu tố này có sự liên kết, phối hợp với nhau theo một chủ đề, tâm trạng, phong cách. Các không gian hài hòa thường sẽ khiến người xem có cảm giác rất thuận mắt và bản thân các thành phần nội thất đều chứa đựng sức hút, sự hấp dẫn riêng.
 
Filethietke.vn, thiết kế nội thất và kiến trúc, quy luật cơ bản
 
Bạn có thể thiết kế phong cách hài hòa đơn giản bằng cách chọn trước một đối tượng nội thất chính, rồi từ đối tượng này lựa chọn đối tượng khác tương đồng về tính chất với nó. Lưu ý, nên tính toán rõ kích thước tạo khoảng trống cho không gian, tránh trường hợp các đồ vật tuy kết hợp hài hòa nhưng không tạo cho không gian sự thoải mái.
 
Quy luật về sự cân xứng và tỷ lệ (Proportion and Scale)
 
Luật cân xứng là mối quan hệ giữa hình dạng và kích thước bao gồm các mối liên quan về chiều cao, chiều rộng, chiều sâu và không gian xung quanh để đạt được sự cân bằng, đồng nhất bản thiết kế nội thất. Tỷ lệ phản ánh kích cỡ các thành phần trong quan hệ với tổng thể không gian nội thất. 
 
Filethietke.vn, thiết kế nội thất và kiến trúc, quy luật cơ bản
 
Tương xứng và tỷ lệ mang tính tương đối tuy nhiên cần hết sức lưu ý để tránh sự thô kệch lệch lạc trong bài trí nội thất. Ví dụ, phòng ngủ nhỏ thì không nên chọn chiếc giường, tủ quá to chiếm hết khoảng trống. Chung quy lại, các quy luật trên đều hướng đến một mục đích chung là tạo ra một không gian thoải mái, tiện nghi và có tính nghệ thuật cho gia chủ. Ngoài những quy luật đó thì sự sáng tạo, cập nhật xu hướng cũng là yếu tố quan trọng để tạo nên một không gian hoàn hảo và sở hữu “chất” riêng.
 
Chúc các bạn thành công!
 
 
 
 
 
 
 

TOP BÀI VIẾT

 HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN