4 Kiến Thức Cơ Bản Về Kiến Trúc Xây Dựng Bạn Cần Biết

Những kiến thức cơ bản về kiến trúc xây dựng sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro phát sinh trong quá trình hoàn thiện bản thiết kế, hiểu được những gì đơn vị thiết kế trình bày và có cơ sở phản bác nếu có những bất hợp lý trong bản thiết kế. Trong trường hợp xấu nhất, các kiến thức nền tảng trong kiến trúc sẽ giúp bạn nhận biết được các nhà thầu thiếu trách nhiệm, từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp hơn. Ngay cả những kiến trúc sư, khi mới bắt đầu, họ đều phải nắm được những kiến thức cơ bản về kiến trúc, làm nền tảng để có thể rèn luyện và trau dồi thêm kỹ năng và kiến thức chuyên ngành trong quá trình học tập. Qua bài viết này, Chúng tôi xin gửi đến bạn tham khảo 10 kiến thức cơ bản về kiến trúc xây dựng bạn nên biết để có thể áp dụng khi gặp vấn đề cần giải quyết.
 

Kiến thức cơ bản về kiến trúc xây dựng – Kiến trúc là gì?

 
Kiến trúc là một ngành nghệ thuật kết hợp với khoa học về tổ chức – sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình xây dựng. Kiến trúc bao gồm một số yếu tố như:
 
  1. Công năng: Công trình kiến trúc có mục đích sử dụng và hướng đến một đối tượng sử dụng rõ ràng.
  2. Vật chất – kỹ thuật: là việc tính toán hợp lý khối lượng nguyên – vật liệu đầu vào cho toàn bộ công trình, thiết kế kết cấu và lên phương án tạo khối không gian cho công trình, cũng như đề xuất phương pháp thi công.
  3. Nghệ thuật: đảm bảo tính mỹ quan của công trình, tác động tốt đến tâm lý và khơi gợi nhận thức thẩm mỹ của người nhìn.
 
Ba yếu tố trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tùy theo mục đích, tính chất của công trình mà các yếu tố này sẽ ảnh hưởng khác nhau đến công trình kiến trúc. Giả sử như kiến trúc sử dụng trong trường học sẽ đề cao yếu tố công năng hơn kiến trúc của khách sạn, khu nghỉ dưỡng. Kiến trúc sư có thể được thỏa sức sáng tạo với mọi ý tưởng của mình, dựa trên nhu cầu về công năng sử dụng của người dùng và các giá trị thẩm mỹ mới nhất để sáng tạo ra những công trình có bản sắc kiến trúc riêng.
 

Bản vẽ kiến trúc là gì?

 
Bản vẽ thiết kế kiến trúc là một trong những thuật ngữ kiến thức cơ bản về kiến trúc xây dựng phổ biến, được thể hiện bằng một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về tổng thể công trình. Bản vẽ bao gồm các tập hồ sơ có nội dung liên quan đến hình dáng, kích thước, kết cấu hoàn chỉnh, v.v.. Từ bản vẽ kiến trúc đó, kỹ sư và đội ngũ thi công sẽ hình dung ra mặt bằng, kích thước, diện tích các không gian, số tầng, từ đó tính toán khối lượng nguyên vật liệu, nhân công, cũng như đặt ra tiến độ thi công phù hợp với khối lượng từng hạng mục.
 

Một bản vẽ kiến trúc sẽ bao gồm một số thành phần cơ bản sau đây:

 
Phần kiến trúc: Gồm mặt bằng từng tầng, phối cảnh thiết kế kiến trúc mặt tiền, cách phối màu sắc, tạo điểm nhấn không gian, những nguyên vật liệu được sử dụng khi thiết kế thi công để khách hàng, v.v., giúp chủ đầu tư có thể hình dung được công trình sau khi bàn giao.
 
Phần kết cấu: Bắt đầu bằng những ghi chú trong xây dựng, mặt bằng định vị và chi tiết cột, kết cấu sàn tầng, thống kê vật liệu sắt thép, dầm cột nhằm đảm bảo tính vững chắc và độ an toàn cho toàn bộ công trình.
 
Phần điện – nước: Bao gồm sơ đồ bố trí điện của các tầng lầu, hệ thống chiếu sáng, thông gió, cột chống sét tầng mái, chi tiết các thiết bị điện như điều hòa, tủ lạnh, internet, v.v.. Hệ thống đường cấp thoát nước tại các phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng tắm, nhà vệ sinh, v.v..
 

4 quy luật, kiến thức cơ bản về kiến trúc xây dựng cần biết

 

Sự cân bằng 

 
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của quy luật cân bằng trong các công trình xây dựng xung quanh, vì đây là phong cách thiết kế khá dễ để thực hiện và đây cũng là một trong những kiến thức cơ bản về kiến trúc xây dựng bạn cần biết. Quy luật cân bằng được áp dụng rộng rãi trong cả kiến trúc lẫn bên trong nội thất, trong đó 2 quy luật cân bằng phổ biến nhất là cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng, nếu quy luật đối xứng chỉ cần chọn một điểm trung tâm và thiết kế các hạng mục đối xứng qua điểm trung tâm ấy là có thể hoàn thành. Còn đối với quy luật bất đối xứng, các hạng mục sẽ được thiết kế đối xứng nhưng sẽ ngược chiều nhau, tạo cảm giác mới mẻ và cuốn hút hơn.
 
kiến thức, kiến thức xây dựng, kiến trúc, kiến trúc xây dựng, chia sẻ kiến thức
 
kiến thức, kiến thức xây dựng, kiến trúc, kiến trúc xây dựng, chia sẻ kiến thức

 

Quy luật nhịp điệu

 
Sự lặp đi lặp lại nhiều lần của bố cục, màu sắc, v.v. trên cùng một bề mặt tạo nên một nhịp điệu riêng trong thiết kế kiến trúc. Quy luật nhịp điệu này sẽ tạo nên một dòng chảy liên tục trong kiến trúc. Có 3 cách sử dụng nhịp điệu trong kiến trúc: sự tái diễn, sử dụng chuỗi và sự liên tiếp. Kiến trúc sư thường sử dụng các hình thức của nhịp điệu và vận dụng trên cùng một bố cục để có thể tạo nên một kiến trúc độc đáo, cũng là một trong những kiến thức cơ bản về kiến trúc xây dựng bạn cần quan tâm.
 
kiến thức, kiến thức xây dựng, kiến trúc, kiến trúc xây dựng, chia sẻ kiến thức
 

Quy luật điểm nhấn 

 
Một điểm nhấn trong kiến trúc của công trình sẽ tạo nên một khoảng thời gian đủ để thị giác người nhìn bị tác động và chú ý đến công trình. Các điểm nhấn được tạo nên bằng cách dùng sự tương phản, tạo nên sự khác biệt bởi những nét đặc thù cũng như màu sắc, hình dáng, tỉ lệ, v.v.. Phương pháp thông dụng nhất để tạo nên một điểm nhấn là dùng sự khác biệt về đường nét, hình dạng và kích cỡ – một trong những kiến thức cơ bản về kiến trúc xây dựng cần biết.
 
kiến thức, kiến thức xây dựng, kiến trúc, kiến trúc xây dựng, chia sẻ kiến thức
 

Mức độ hài hòa

 
Sự đồng bộ trong việc sử dụng màu sắc, hình dạng, vật liệu, v.v. tạo nên một mức độ hài hòa cho công trình. Sự hài hòa trong thiết kế sẽ thể hiện rõ xu hướng, phong cách, và ý nghĩa mà công trình đó muốn truyền tải. Những nguyên tắc trong việc sử dụng màu sắc hay sự cân đối và mức độ tương xứng trong thiết kế kiến trúc đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp công trình có nhiều điểm nhân hơn.
 
kiến thức, kiến thức xây dựng, kiến trúc, kiến trúc xây dựng, chia sẻ kiến thức

TOP BÀI VIẾT

 HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN