Quy trình chống thấm nhà vệ sinh một cách hiệu quả

 
Chống thấm nhà vệ sinh là biện pháp chống thấm cần thiết phải tiến hành khi bắt đầu thi công các công trình. Với đặc thù thường xuyên là nơi ẩm ướt do phải tiếp xúc với nguồn nước hàng ngày, nhà vệ sinh cần phải được chống thấm kỹ lưỡng để đảm bảo cho kết cấu công trình luôn được bền lâu. Điều này sẽ gây ra rất nhiều phiền toái cho chủ đầu tư hay chủ nhà trong cuộc sống hàng ngày cũng như là thẩm mỹ.
Vì vậy hôm nay chúng tôi cùng các bạn sẽ tìm hiểu những lý do cũng như cách để chống thấm nhà tắm, nhà vệ sinh để cho hiệu quả ngay từ khâu bắt đầu xây dựng cũng như khắc phục nhà vệ sinh bị thấm sau khi đi vào sử dụng.
 
Dấu hiệu
 
Nhà vệ sinh bị thấm không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới tuổi thọ công trình mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình. Phát hiện những dấu hiệu sớm sẽ giúp bạn đưa ra các phương án xử lý một cách nhanh chóng. Các dấu hiệu nhà vệ sinh của bạn đang thấm dột:
  • Tường nhà, trần nhà vệ sinh có dấu hiệu ẩm mốc, rỉ nước ra ngoài, xuất hiện vết mốc gây mất thẩm mỹ.
  • Gạch bị xỉn màu, xuống cấp rõ ràng, vỡ, khiến nước dễ dàng chảy qua.
  • Nhà vệ sinh bắt đầu xuất hiện mùi hôi mặc dù không bị mốc, trong trường hợp này cũng có thể là bồn cầu bị rò rỉ.
  • Một số thiết bị trong nhà vệ sinh bị rò rỉ như là vòi nước, vòi hoa sen, bồn cầu, bồn tắm,..
Thực tế những dấu hiệu này chúng ta có thể nhận thấy một cách dễ dàng. Chúng ta cần phát hiện một cách sớm nhất để đưa ra cách giải quyết phù hợp.
 
Nguyên nhân
 
Chống thấm,chống thấm nhà tắm, chống thấm nhà vệ sinh,quy trình chống thấm
 
Nhà vệ sinh bị thấm là tình trạng chung hiện nay ở nhiều công trình. Nguyên nhân có thể kể đến như:
  • Trong quá trình thi công mà đơn vị thi công không xử lý kỹ trong khâu đổ bê tông sàn khu vực nhà vệ sinh, không được chống thấm kỹ, không đúng kỹ thuật chống thấm khi tiến hành hoàn thiện.
  • Hệ thống ống dẫn nước và thoát nước bị vỡ, rò rỉ hoặc tắc.
  • Sàn nhà vệ sinh thường xuyên gặp tình trạng có nước, thẩm thấu qua các mạch lát nền và đọng lại dưới sàn bê tông.
  • Nhà vệ sinh được thiết kế, xây dựng sai kỹ thuật ở khâu lắp đặt bồn cầu, thiết bị vệ sinh khiến nước xả tràn ra và thấm xuống nền nhà vệ sinh. Hoặc kết cấu bê tông bị lún, chất lượng kém, đan thép thưa không đúng tiêu chuẩn
  • Tường nhà, sân thượng, sàn mái bị thấm mà chưa được sửa chữa kịp thời cũng ảnh hưởng có thể dẫn đến nhà vệ sinh bị thấm nước
  • Các mạch gạch ở nền nhà vệ sinh bị bong, tạo kẽ hở cho nước ngấm xuống.
  • Các thiết bị vệ sinh bị chảy nước do hư hỏng…

 

Tác hại
 
Chống thấm,chống thấm nhà tắm, chống thấm nhà vệ sinh,quy trình chống thấm
 
Nhà vệ sinh bị thấm có thể gây ra nhiều tác hại. Có một vài tác hại kể đến như:
  • Khiến cho công trình vệ sinh mau bị xuống cấp.
  • Tình trạng rêu mốc kéo dài gây mất thẩm mỹ và tích tụ vi khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
  • Thi công chống thấm sàn vệ sinh ngay từ thời điểm ban đầu sẽ giúp gia chủ không mất quá nhiều chi phí sửa chữa và đem tới sự bền bỉ và tính thẩm mỹ cao cho công trình.

 

Quy trình chống thấm
 
Hôm nay mình sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu quy trình chống thấm bằng màng chống thấm nhé.
Sử dụng màng chống thấm có hiệu quả chống thấm nước triệt để, tuổi thọ lâu dài và rút ngắn thời gian thi công nên được ưu tiên áp dụng trong chống thấm những công trình thường xuyên phải tiếp xúc với nước như nhà vệ sinh, nhà tắm. Mình khuyên các bạn nên sử dụng cách này.
Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm sẽ được chia ra làm 2 giải pháp đó chính là dùng màng tự dính và dùng màng khò nóng.
– Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng tự dính
 
Chống thấm,chống thấm nhà tắm, chống thấm nhà vệ sinh,quy trình chống thấm
 
  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công (vệ sinh bụi bẩn, trám vá các vết nứt, lõm,…).
  • Bước 2: Quét lớp sơn tạo dính Primer (dùng Sơn Bitum dạng lỏng).
  • Bước 3: Dán màng chống thấm tự dính Bitum.
  • Bước 4: Thử nước và nghiệm thu.
– Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
 
Chống thấm,chống thấm nhà tắm, chống thấm nhà vệ sinh,quy trình chống thấm
 
  • Bước 1: Vệ sinh, chuẩn bị bề mặt cần thi công chống thấm.
  • Bước 2: Dùng đèn khò khí gas để làm nóng mặt sàn.
  • Bước 3: Quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn.
  • Bước 4: Dùng máy khò nóng để đốt bề mặt tấm trải cho nhựa bitum chảy lỏng đều rồi dính xuống mặt sàn. Lưu ý: đốt chảy lỏng đến đâu thì lăn màng đến đó.
  • Bước 5: Sau khi thi công dán màng khò nóng xong cần trát lớp xi măng cát lên bề mặt để bảo vệ màng chống thấm.
  • Bước 6: Thử nước và nghiệm thu.

 

Lưu ý
 
  • Với các cổ ống cần dán kỹ để tránh nước thấm quanh. Tốt nhất nên sử dụng gioăng trương nở quấn xung quanh để tránh nước rò rỉ ra.
  • Tại chân tường thì dán lên cao khoảng 15 – 20cm, đảm bảo vị trí tiếp giáp giữa sàn và chân tường được khít, không có kẽ hở gây thấm dột.
Về cơ bản, quy trình chống thấm nhà vệ sinh cũng không có quá nhiều điểm khác biệt so với các hạng mục khác. Tuy nhiên các bạn cần lưu ý đến các vị trí nhỏ như cổ ống, chân tường để đảm bảo hiệu quả chống thấm được tối ưu nhất. Hy vọng bài viết chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc xử lý chống thấm nhà vệ sinh nhé.
 
 
 

TOP BÀI VIẾT

 HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN