Sự cố khi làm nhà: Nguyên nhân, cách phòng tránh và cách xử lý

1. Nguyên nhân và cách phòng tránh các sự cố: thấm, nứt, nghiêng, lún
 
Bạn có thắc mắc là tại sao tôi đặt nội dung này ở phần đầu tiên của bài viết? Xin thưa là không phải do ngẫu nhiên đâu! Vì sao ư?
 
Các sự cố khi làm nhà luôn là nỗi lo thường trực của gia chủ. Có nhiều loại sự cố: nứt, nghiêng, lún, thấm...
 
Có một thực tế hiện nay là hầu hết chủ nhà và chủ thầu xây dựng đang hiểu sai về bản chất, nguyên nhân và phương pháp phòng tránh các sự cố khi làm nhà, dẫn đến cách xử lý vừa tốn kém vừa không hiệu quả.
 
Hầu hết các tổ thợ thi công nhà dân không có hiểu biết sâu về vấn đề này, xong công trình là họ hết trách nhiệm. Hơn 90% các sự cố khi làm nhà có nguyên nhân bắt nguồn từ những sai sót ở khâu thi công. Vì vậy, với tư cách là chủ nhà, bạn phải có những hiểu biết nhất định để chủ động phòng tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
 
Sự cố khi làm nhà, cách xử lý sự cố làm nhà,  cách phòng tránh sự cố làm nhà
 
Các sự cố đó là gì?
 
- Nứt, đổ nhà bên cạnh.
 
- Công trình bị nghiêng hoặc lún quá mức,
 
- Nứt
 
- Thấm tường, trần nhà. 
 
2. Cách xử lý khi xây nhà trên đất yếu: đất ruộng, ao, hồ, hố bom…
 
Nhiều trường hợp chúng ta phải xây toàn bộ hoặc một phần công trình trên nền đất yếu, không thể đặt trực tiếp công trình lên trên. Những trường hợp này nếu không có biện pháp xử lý đúng cách rất dễ xảy ra sự cố. Vậy để xử lý ta cần phải làm gì?
 
Về nguyên tắc khi gặp những trường hợp này có 2 hướng xử lý. Việc chọn giải pháp nào, áp dụng đến đâu tùy theo từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là 2 cách giải quyết
 
Tăng khả năng chịu tải của nền đất kết hợp với việc giảm tải trọng công trình lên 1m2 đất nền.
 
Để giảm tải trọng công trình trên 1m2 có thể dễ dàng đạt được bằng cách:
 
 -Tăng diện tích đế móng.
 
- Thay đổi hình thức móng: từ móng đơn sang móng băng, móng bè
 
Mách nhỏ với bạn, tăng diện tích đế móng là cách làm một vốn mà 4 lời, rất nhiều chủ nhà vì muốn tiết kiệm chi phí nên tìm cách giảm diện tích móng, đây là cách làm mà theo tôi là thiển cận, thiếu không ngoan. Nguyên nhân vì sao ư?
 
Giảm diện tích đế móng chi phí vật liệu tiết kiệm được không đáng kể. Ví dụ:
 
Giả sử nhà bạn làm móng đơn, số lượng 16 móng kích thước đáy 1,2x1,2 (m), bây giờ bạn giảm diện tích móng xuống 1,0x1,0m.
 
+ Bê tông giảm được là: 16*0,11 = 1,76 (m3) bê tông
 
+ Cốt thép giảm: 76.8 (kg), giả thiết thép móng làm bằng thép Fi 14, khoảng cách thanh 15cm
 
+ Tiền móng giảm khoảng: 0,77+1,76 = 2,53 triệu
 
Tuy nhiên diện tích móng cũng giảm: (1,0x1,0)/(1,2x1,2) = 69,4%, nói cách khác diện tích móng giảm: 100 – 69,4 = 30,6%, con số này đồng nghĩa với việc:
 
+ Nền đất nhà bạn phải chịu tải trọng lớn hơn 30,6%, thậm chí là lớn hơn khá nhiều.
 
+ Ngôi nhà bạn sẽ nguy hiểm, dễ xẩy ra sự cố hơn 30,6%
 
Bạn nghỉ sao về con số 2,53 triệu đồng và 30,6%, tôi không giải thích gì thêm chắc bạn cũng hiểu!
 
Để tăng khả năng chịu tải của nền có các phương án sau:
 
- Phương án thay nền: tức là bỏ lớp đất yếu đi, thay bằng đất đắp tốt hơn: cát, đá mạt…
 
- Ép cọc tre, cừ, tràm: cách làm này tương đối hiệu quả và được sử dụng khá nhiều đặc biệt là để xử lý nền cục bộ, tuy nhiên phương án này khá hạn chế do không có cơ sở tính toán rõ ràng mà chỉ làm theo kinh nghiệm và không được xem là phương án xử lý chính thống.
 
Truyền tải trọng xuống các lớp đất tốt phía dưới
 
Bản chất của việc này là sử dụng các loại cọc: bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi, cọc thép... để chuyền tải trọng công trình xuống lớp đất tốt phía dưới. Phương án này được sử dụng khá nhiều và ngày càng phổ biến.
 
Trên đây tôi đã tóm lược nội dung công tác thi công xây dựng, nội thất nhà ở. Trong khuôn khổ một bài viết tác giả không thể trình bày chi tiết tất cả các vấn đề, để tìm hiểu kỹ hơn bạn có thể đọc các bài viết khác trên website có nội dung liên quan
 
Chúc bạn thành công!

TOP BÀI VIẾT

 HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN